Lật tẩy 3 sai lầm khi học tiếng Anh

Tác giả: Lý Minh Hào

 

Bạn đang học Tiếng Anh nhưng mãi vẫn không thể nhớ nổi từ vựng, hiểu hết các cấu trúc ngữ pháp, hay việc nghe hiểu dường như là trở ngại và khiến bạn chùn bước.

 

Bạn biết đấy, tiếng Anh rất cần thiết trong thời kỳ ngoại giao phát triển như hiện nay. Ngoài ra nó còn là công cụ giúp bạn phát triển năng lực giao tiếp, tạo nhiều cơ hội để bạn học hỏi, đi du học, hay tìm được công việc tốt với mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên sao bạn cứ học mãi nhưng chẳng thể khá hơn được.

 

Hãy xem qua 3 sai lầm phổ biến khi học tiếng Anh dưới đây để xem mình có đang mắc phải không và tìm hướng khắc phục ngay nhé!

 

Không ôn lại trong vòng 24h

Lỗi sai đầu tiên là học mà không ôn lại, đọc lại, xem lại trong vòng 24h và lại học một từ mới. Với mỗi một từ mới hay kiến thức mới sẽ trải qua ba giai đoạn. Đó là:
Recognizing (nhận biết)
Understanding (thấu hiểu)
Using Spontaneously (sử dụng không ngượng ngập)

 

Với một từ mới chúng ta đã học rồi, tra nghĩa rồi nhưng không xem lại trong 24h tiếp theo thì đến lần thứ hai gặp lại từ đó nó sẽ quay về dạng đầu tiên là “recognizing” như kiểu: “Từ này quen quen, mình thấy ở đâu rồi”.

 

 

Vậy giải pháp cho việc này là, ví dụ bạn học lúc 5h chiều thì hãy đảm bảo là 5h chiều hôm sau bạn phải ít ra ôn lại từ đấy rồi, dùng từ ấy đặt trong ngữ nghĩa câu rồi lặp đi lặp lại.

Ví dụ cụ thể bản thân mình. Khi mình xem một bộ phim và mình vô tình nghe được từ “cripple(v)” nên mình quyết định tra nghĩa từ ấy là gì!

 

Có thể vài bạn đã hiểu từ “cripple” nghĩa là làm tổn hại vật gì đó một cách nặng nề đến nỗi nó không thể sử dụng được nữa. Nhưng vì mình nghe nó khá lạ nên mình thử tra nghĩa và suốt bộ phim từ “cripple” được lặp lại khá nhiều lần. Và thế là mình lại học được một từ mới một cách đơn giản!

Ngoài ra bạn có thể thử đặt câu với từ “cripple” để dễ thuộc hơn. Ví dụ: “The factory is being crippled by the fire.”

 

Chỉ học mỗi một kỹ năng

Khi ở trung học bạn chỉ được học đọc, viết, nghe, ngữ pháp và hầu như mặc định và tự giới hạn bản thân học tiếng Anh chỉ trong những kỹ năng đó. Cho đến khi học lên đại học hoặc đi làm thì bạn sẽ gặp khó khăn trong kỹ năng nói và giao tiếp.

 

 

Cho nên, vấn đề ở đây là bạn nên học đồng đều các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết vì xét cho cùng mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là có thể nghe, hiểu và giao tiếp như người bản xứ đúng không?

 

Ngoài luyện tập kỹ năng ra bạn cần để bản thân tiếp xúc với Anh văn mỗi ngày, mình thường biến việc học tiếng Anh thành niềm vui bằng cách vừa học vừa chơi qua các fanpage. Gợi ý một fanpage mà mình áp dụng và thấy hiệu quả là “Screenplayed” ( các bạn có thể lên xem và tham khảo nhé).

 

Sợ mắc lỗi sai, sợ bị nói

Đây có vẻ là tâm lý chung của nhiều bạn và ngay cả mình cũng từng như thế. Thường thường có những bạn muốn tiếng Anh của mình hoàn hảo thì mới dám nói vì sợ bắt bẻ. Nhưng các bạn có thừa nhận một điều là không có ai hoàn hảo hết không!

 

 

Chúng ta không phải sinh ra để biết hết tất cả, miễn là bạn cố gắng hết sức mình. Hãy ghi nhớ câu nói này “Say no to perfection, say yes to communication”.

Lỗi sai cũng không có gì to tát cả, quan trọng là chúng ta biết mình mắc lỗi sai ở đâu để cố gắng hoàn thiện nó thôi. Nếu để sự sợ hãi ảnh hưởng thì bạn sẽ không bao giờ nói tiếng Anh tốt cả.

 

Tạm kết
Nếu bạn đã đọc hết và thấy được bản thân mình trong những lỗi sai kia thì hãy mạnh dạn khắc phục nó ngay và liền đi nhé! Quan trọng là bạn đủ kiên trì, đủ tự tin để học, đừng giới hạn bản thân mình vào bất kì khuôn khổ nào hết. Mình chúc các bạn thành công!

Thành tựu không đến từ sự thờ ơ, mộng ảo và ý chí cùn mà đến từ bàn tay, khối óc luôn miệt mài tranh đấu với thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *