Mình là một người thích mua sách, chứa cả ngàn cuốn sách trong nhà và cả ngàn ebook trong máy Kindle.
Sau khi suy xét lại thì lý do mua sách là: tò mò, bất an vì sợ thiếu kiến thức và tạo cảm giác trí thức khi có nhiều sách xung quanh (rất khác với lý do thực sự đúng đắn để mua sách).
Phật có dạy về việc học là: VĂN – TƯ – TU
Văn: là tiếp nhận kiến thức từ tất cả các nguồn bên ngoài
Tư: là suy nghiệm lại, chọn lọc ra những kiến thức thực sự phù hợp và cần thiết
Tu: là ứng dụng những kiến thức chọn lọc vào công việc và đời sống
Tự nghĩ mình là một người ham học nhưng giờ ngẫm lại mình làm không đúng:
- Phần Văn: nạp quá nhiều nhưng cạn cợt, lướt trên mặt
- Phần Tư: thường bỏ qua nên kiến thức mơ hồ, biết mà thực sự không biết
- Phần Tu: rất hiếm khi thực hành nên nhiều lý thuyết suông, lý thuyết lại cũng không có gì sâu sắc
Một sư huynh nói với mình: đến tầm 30 tuổi rồi thì việc mua một cuốn sách để đọc phải rất cân nhắc, phải chọn lọc kỹ càng. Sách mình đọc sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư tưởng. Sách được mua phải đáp ứng được mục tiêu đọc đã được đặt ra rất rõ ràng trước đó (vd: đọc lấy thông tin, đọc để ứng dụng, đọc để mở rộng hiểu biết về chủ đề nào đó, đọc để giải trí…)
Tự đặt lại cho mình: Khi đọc thì thực hành các bước VĂN – TƯ – TU và chú trọng chất hơn lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa).
Gợi ý cho các bạn ham đọc sách để tránh lỗi giống mình:
- Học về cách đọc sách bằng quyển: Đọc sách như một nghệ thuật của Mortimer J.Adler
- Xem các video về đọc sách từ trang Web5ngay. Kênh video này có nhiều bài học hay và có tính ứng dụng cao (tính ứng dụng cao hay không thì khi bạn ứng dụng sẽ hiểu).
Khi thực hiện theo hai mục trên hãy luôn nhớ là: VĂN – TƯ – TU.
Chúc tiến bộ.