Bài này dài và chuyên sâu từ trang cohanvan.com và chinese.com.vn nói về lịch sử hình thành chữ viết tiếng Hoa và các kiến thức về thứ chữ viết thú vị này.
Dưới đây là các link về các phần bài viết riêng biệt, mỗi bài khá dài nên không gom lại một trang được, mọi người đọc thêm ở bài viết hai trang đã giới thiệu ở trên.
1. Nguồn gốc chữ Hán – giới thiệu và quá trình hình thành chữ viết qua các thời đại lịch sử
Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa.
Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.
Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
– Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại
– Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)
– Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書)
Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư
Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字).
Cấu tạo chữ Hán:
a. Chữ Tượng Hình (象形文字):
“Tượng hình” có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
b. Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字):
Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa “gốc rễ của cây” (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa “ở đây là gốc rễ” và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. “Chỉ Sự” có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
c. Chữ Hội Ý (會意文字):
Để tăng thêm chữ Hán, học tiếng trung giao tiếp tại đây, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới.
Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). “Hội Ý” có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
d. Chữ Hình Thanh (形聲文字):
Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán.
Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó.
Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là “trong suốt” hoặc “trong xanh”.
e. Chữ Chuyển Chú (轉注文字):
Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó.
Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Lạc (樂) cũng có nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ Khảo 考và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là “già” nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú.
Như vậy chữ được hình thành theo phương pháp dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).
f. Chữ Giả Tá (假借文字):
Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm (dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới mà không cần phải tạo ra chữ mới) được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).
2. Tập viết chữ Hán – giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về các nét và cách viết chữ, luyện thư pháp
b. Ba nét xiên
c. Nét gập
d. Nét móc
e. Viết bút bi
3. Kết cấu chữ Hán – gồm Tứ hợp thể tự và Lục thư (6 cách sáng tạo ra chữ Hán)
4. Bộ thủ – liệt kê 214 bộ thủ
Danh mục 214 bộ Thủ trong tiếng Hán
STT | BỘ | TÊN BỘ | PHIÊN ÂM | Ý NGHĨA |
1. | 一 | nhất | yi | số một |
2. | 〡 | cổn | kǔn | nét sổ |
3. | 丶 | chủ | zhǔ | điểm, chấm |
4. | 丿 | phiệt | piě | nét sổ xiên qua trái |
5. | 乙 | ất | yī | vị trí thứ 2 trong thiên can |
6. | 亅 | quyết | jué | nét sổ có móc |
7. | 二 | nhị | ér | số hai |
8. | 亠 | đầu | tóu | |
9. | 人(亻) | nhân( nhân đứng) | rén | người |
10. | 儿 | Nhi | ér | Trẻ con |
11. | 入 | nhập | rù | vào |
12. | 八 | bát | bā | số tám |
13. | 冂 | quynh | jiǒng | vùng biên giới xa; hoang địa |
14. | 冖 | mịch | mì | trùm khăn lên |
15. | 冫 | băng | bīng | nước đá |
16. | 几 | kỷ | jī | ghế dựa |
17. | 凵 | khảm | kǎn | há miệng |
18. | 刀(刂) | đao | dāo | con dao, cây đao (vũ khí) |
19. | 力 | lực | lì | sức mạnh |
20. | 勹 | bao | bā | bao bọc |
21. | 匕 | chuỷ | bǐ | cái thìa (cái muỗng) |
22. | 匚 | phương | fāng | tủ đựng |
23. | 匚 | hệ | xǐ | che đậy, giấu giếm |
24. | 十 | thập | shí | số mười |
25. | 卜 | bốc | bǔ | xem bói |
26. | 卩 | tiết | jié | đốt tre |
27. | 厂 | hán | hàn | sườn núi, vách đá |
28. | 厶 | khư, tư | sī | riêng tư |
29. | 又 | hựu | yòu | lại nữa, một lần nữa |
30. | 口 | khẩu | kǒu | cái miệng |
31. | 囗 | Vi | wéi | vây quanh |
32. | 土 | thổ | tǔ | đất |
33. | 士 | Sĩ | shì | kẻ sĩ |
34. | 夂 | Trĩ | zhǐ | đến ở phía sau |
35. | 夊 | Tuy | sūi | đi chậm |
36. | 夕 | tịch | xì | đêm tối |
37. | 大 | đại | dà | to lớn |
38. | 女 | nữ | nǚ | nữ giới, con gái, đàn bà |
39. | 子 | tử | zǐ | con trai; ĐTNX ngôi thứ 2 |
40. | 宀 | Miên | mián | mái nhà, mái che |
41. | 寸 | thốn | cùn | đơn vị «tấc» (đo chiều dài) |
42. | 小 | tiểu | xiǎo | nhỏ bé |
43. | 尢 | Uông | wāng | yếu đuối |
44. | 尸 | Thi | shī | xác chết, thây ma |
45. | 屮 | triệt | chè | mầm non, cỏ non mới mọc |
46. | 山 | Sơn | shān | núi non |
47. | 巛 | xuyên | chuān | sông ngòi |
48. | 工 | Công | gōng | người thợ, công việc |
49. | 己 | kỷ | jǐ | bản thân mình |
50. | 巾 | Cân | jīn | cái khăn |
51. | 干 | Can | gān | thiên can, can dự |
52. | 幺 | Yêu | yāo | nhỏ nhắn |
53. | 广 | nghiễm | ān | mái nhà |
54. | 廴 | dẫn | yǐn | bước dài |
55. | 廾 | củng | gǒng | chắp tay |
56. | 弋 | dặc | yì | bắn, chiếm lấy |
57. | 弓 | Cung | gōng | cái cung (để bắn tên) |
58. | 彐 | kệ | jì | đầu con nhím |
59. | 彡 | Sam | shān | lông, tóc dài |
60. | 彳 | Xích | chì | bước chân trái |
61. | 心 (忄) | tâm( tâm đứng) | xīn | quả tim, tâm trí, tấm lòng |
62. | 戈 | Qua | gē | cây qua (một thứ binh khí dài) |
63. | 戶 | hộ | hù | cửa một cánh |
64. | 手 (扌) | thủ (tài gảy) | shǒu | Tay |
65. | 支 | Chi | zhī | cành nhánh |
66. | 攴 (攵) | phộc | pù | đánh khẽ |
67. | 文 | Bán văn | wén | văn vẻ, văn chương, vẻ sáng |
68. | 斗 | đẩu | dōu | cái đấu để đong |
69. | 斤 | Cân | jīn | cái búa, rìu |
70. | 方 | phương | fāng | vuông |
71. | 无 | vô | wú | không |
72. | 日 | nhật | rì | ngày, mặt trời |
73. | 曰 | viết | yuē | nói rằng |
74. | 月 | nguyệt | yuè | tháng, mặt trăng |
75. | 木 | mộc | mù | gỗ, cây cối |
76. | 欠 | khiếm | qiàn | khiếm khuyết, thiếu vắng |
77. | 止 | chỉ | zhǐ | dừng lại |
78. | 歹 | đãi | dǎi | xấu xa, tệ hại |
79. | 殳 | thù | shū | binh khí dài, cái gậy |
80. | 毋 | vô | wú | chớ, đừng |
81. | 比 | tỷ | bǐ | so sánh |
82. | 毛 | mao | máo | lông |
83. | 氏 | thị | shì | họ |
84. | 气 | khí | qì | hơi nước |
85. | 水 (氵) | thuỷ | shǔi | nước |
86. | 火(灬) | hỏa | huǒ | lửa |
87. | 爪 | trảo | zhǎo | móng vuốt cầm thú |
88. | 父 | phụ | fù | Cha |
89. | 爻 | hào | yáo | hào âm, hào dương (Kinh Dịch) |
90. | 爿 (丬) | tường | qiáng | mảnh gỗ, cái giường |
91. | 片 | phiến | piàn | mảnh, tấm, miếng |
92. | 牙 | nha | yá | răng |
93. | 牛( 牜) | ngưu | níu | trâu |
94. | 犬 (犭) | khuyển | quản | con chó |
95. | 玄 | huyền | xuán | màu đen huyền, huyền bí |
96. | 玉 | ngọc | yù | đá quý, ngọc |
97. | 瓜 | qua | guā | quả dưa |
98. | 瓦 | ngõa | wǎ | ngói |
99. | 甘 | cam | gān | ngọt |
100. | 生 | sinh | shēng | sinh đẻ, sinh sống |
101. | 用 | dụng | yòng | dùng |
102. | 田 | điền | tián | ruộng |
103. | 疋(匹) | thất | pǐ | đơn vị đo chiều dài, tấm (vải) |
104. | 疒 | nạch | nǐ | bệnh tật |
105. | 癶 | bát | bǒ | gạt ngược lại, trở lại |
106. | 白 | bạch | bái | màu trắng |
107. | 皮 | bì | pí | Da |
108. | 皿 | mãnh | mǐn | bát dĩa |
109. | 目 | mục | mù | mắt |
110. | 矛 | mâu | máo | cây giáo để đâm |
111. | 矢 | thỉ | shǐ | cây tên, mũi tên |
112. | 石 | thạch | shí | Đá |
113. | 示 (礻) | thị (kỳ) | shì | chỉ thị; thần đất |
114. | 禸 | nhựu | róu | vết chân, lốt chân |
115. | 禾 | hòa | hé | Lúa |
116. | 穴 | huyệt | xué | hang lỗ |
117. | 立 | lập | lì | đứng, thành lập |
118. | 竹 | trúc | zhú | tre trúc |
119. | 米 | mễ | mǐ | gạo |
120. | 糸 (糹-纟) | mịch | mì | sợi tơ nhỏ |
121. | 缶 | phẫu | fǒu | đồ sành |
122. | 网 (罒- 罓) | võng | wǎng | cái lưới |
123. | 羊 | dương | yáng | con dê |
124. | 羽 (羽) | vũ | yǔ | lông vũ |
125. | 老 | lão | lǎo | Già |
126. | 而 | nhi | ér | mà, và |
127. | 耒 | lỗi | lěi | cái cày |
128. | 耳 | nhĩ | ěr | tai (lỗ tai) |
129. | 聿 | duật | yù | cây bút |
130. | 肉 | nhục | ròu | thịt |
131. | 臣 | thần | chén | bầy tôi |
132. | 自 | tự | zì | tự bản thân, kể từ |
133. | 至 | chí | zhì | đến |
134. | 臼 | cữu | jiù | cái cối giã gạo |
135. | 舌 | thiệt | shé | cái lưỡi |
136. | 舛 | suyễn | chuǎn | sai suyễn, sai lầm |
137. | 舟 | chu | zhōu | cái thuyền |
138. | 艮 | cấn | gèn | quẻ Cấn (Kinh Dịch); dừng, bền cứng |
139. | 色 | sắc | sè | màu, dáng vẻ, nữ sắc |
140. | 艸 (艹) | thảo | cǎo | cỏ |
141. | 虍 | hô | vằn vện của con hổ | |
142. | 虫 | trùng | chóng | sâu bọ |
143. | 血 | huyết | xuè | máu |
144. | 行 | hành | xíng | đi, thi hành, làm được |
145. | 衣 (衤) | y | yī | Áo |
146. | 襾 | á | yà | che đậy, úp lên |
147. | 見( 见) | kiến | jiàn | trông thấy |
148. | 角 | giác | jué | góc, sừng thú |
149. | 言 (讠) | ngôn | yán | Nói |
150. | 谷 | cốc | gǔ | khe nước chảy giữa hai núi |
151. | 豆 | đậu | dòu | hạt đậu, cây đậu |
152. | 豕 | thỉ | shǐ | con heo, con lợn |
153. | 豸 | trãi | zhì | loài sâu không chân |
154. | 貝 (贝) | bối | bèi | vật báu |
155. | 赤 | xích | chì | màu đỏ |
156. | 走 | tẩu | zǒu | đi, chạy |
157. | 足 | túc | zú | chân, đầy đủ |
158. | 身 | thân | shēn | thân thể, thân mình |
159. | 車 (车) | xa | chē | chiếc xe |
160. | 辛 | tân | xīn | cay, vất vả |
161. | 辰 | thần | chén | nhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi); chi thứ 5 địa chi |
162. | 辵(辶 ) | quai xước | chuò | chợt bước đi chợt dừng lại |
163. | 邑 (阝) | ấp | yì | vùng đất, đất phong cho quan |
164. | 酉 | dậu | yǒu | một trong 12 địa chi |
165. | 釆 | biện | biàn | phân biệt |
166. | 里 | lý | lǐ | dặm; làng xóm |
167 | 金 | kim | jīn | kim loại; vàng |
168. | 長 (镸- 长) | trường | cháng | dài; lớn (trưởng) |
169. | 門 (门) | môn | mén | cửa hai cánh |
170. | 阜 (阝) | phụ | fù | đống đất, gò đất |
171. | 隶 | đãi | dài | kịp, kịp đến |
172. | 隹 | truy, chuy | zhuī | chim đuôi ngắn |
173. | 雨 | vũ | yǔ | mưa |
174. | 青 (靑) | thanh | qīng | màu xanh |
175. | 非 | phi | fēi | không |
176. | 面( 靣) | diện | miàn | mặt, bề mặt |
177. | 革 | cách | gé | da thú; thay đổi, cải cách |
178. | 韋 (韦) | vi | wéi | da đã thuộc rồi |
179. | 韭 | phỉ, cửu | jiǔ | rau phỉ (hẹ) |
180. | 音 | âm | yīn | âm thanh, tiếng |
181. | 頁 (页) | hiệt | yè | đầu; trang giấy |
182. | 風 (凬-风) | phong | fēng | Gió |
183. | 飛 (飞) | phi | fēi | Bay |
184. | 食( 飠-饣) | thực | shí | Ăn |
185. | 首 | thủ | shǒu | đầu |
186. | 香 | hương | xiāng | mùi hương, hương thơm |
187. | 馬( 马) | mã | mǎ | con ngựa |
188. | 骫 | cốt | gǔ | xương |
189. | 高 | cao | gāo | Cao |
190. | 髟 | bưu, tiêu | biāo | tóc dài; sam (shān)=cỏ phủ mái nhà |
191. | 鬥 | đấu | dòu | chống nhau, chiến đấu |
192. | 鬯 | sưởng | chàng | rượu nếp; bao đựng cây cung |
193. | 鬲 | cách | gélì | tên một con sông xưacái đỉnh |
194. | 鬼 | quỷ | gǔi | con quỷ |
195. | 魚( 鱼) | ngư | yú | con cá |
196. | 鳥 (鸟) | điểu | niǎo | con chim |
197. | 鹵 | lỗ | lǔ | đất mặn |
198. | 鹿 | lộc | lù | con hươu |
199. | 麥 (麦) | mạch | mò | lúa mạch |
200. | 麻 | ma | má | cây gai |
201. | 黃 | hoàng | huáng | màu vàng |
202. | 黍 | thử | shǔ | lúa nếp |
203. | 黑 | hắc | hēi | màu đen |
204. | 黹 | chỉ | zhǐ | may áo, khâu vá |
205. | 黽 | mãnh | mǐn | con ếch; cố gắng (mãnh miễn) |
206. | 鼎 | đỉnh | dǐng | cái đỉnh |
207. | 鼓 | cổ | gǔ | cái trống |
208. | 鼠 | thử | shǔ | con chuột |
209. | 鼻 | tỵ | bí | cái mũi |
210. | 齊 (斉 -齐) | tề | qí | ngang bằng, cùng nhau |
211. | 齒 (歯 -齿) | xỉ | chǐ | răng |
212. | 龍 (龙) | long | lóng | con rồng |
213. | 龜 (亀-龟) | quy | guī | con rùa |
214. | 龠 | dược | yuè | sáo 3 lỗ |
05. Thảo thư, Triện thư, Khải thư, Hành thư
Thảo thư
Thảo thư (草書, cǎoshū, sousho) hay chữ thảo là một kiểu viết chữ Hán của thư pháp Trung Hoa.
So với triện thư, lệ thư, khải thư và hành thư, thảo thư có bút pháp phóng khoáng và tốc độ viết chữ nhanh hơn cả. Mức độ đơn giản hóa của chữ thảo là lớn nhất trong số các kiểu chữ Hán có những chữ Hán mà theo lối khải thư thì viết nhiều nét nhưng theo lối thảo thư thì chỉ cần một nét.
Vì vậy thảo thư thường được dùng trong các trường hợp như tốc ký, thực hành nghệ thuật thư pháp, viết thư hay viết nháp một bản thảo. Tuy nhiên, thảo thư rất khó đọc, những người chỉ quen dùng khải thư (kiểu viết thông thường) có thể không đọc được các văn bản viết bằng thảo thư.
Triện thư (tiếng Trung:giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.
Triện thư
Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện (大篆) là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau. Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự.
Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc, do đó, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.
Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.
Lệ thư (tiếng Trung: giản thể: 隶书; phồn thể: 隸書, bính âm: lì shū), hay chữ lệ, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc. Đây là loại chữ giản lược từ triện thư, gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại. Lệ thư xuất hiện từ thời Chiến quốc nhưng do lựa chọn của Tần Thuỷ Hoàng, triện thư đã được sử dụng chính thức trong thời gian dài trước khi bị lệ thư thay thế vì tính đơn giản hữu ích của nó.
Lệ thư có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kí tự sau này của Trung Quốc, là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán, đánh dấu giai đoạn chữ viết dần thoát khỏi tính tượng hình ban đầu. Lệ thư là nền tảng phát triển thành khải thư, chữ viết phổ biến của Trung Quốc ngày nay. Đặc điểm của lệ thư là có hình chữ nhật, nét ngang hơi dài và nét thẳng hơi ngắn nên chữ có chiều ngang rộng hơn cao.
Giai đoạn phát triển lệ thư có thể chia làm 2 thời kì: Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn chịu nhiều ảnh hưởng từ triện thư. Hán Lệ dần vứt bỏ được những ảnh hưởng đó để phát triển thành loại chữ mới.
Thời Tây Hán ban đầu vẫn tiếp tục sử dụng loại chữ tiểu triện của nhà Tần, đến giai đoạn nhà Tân bắt đầu nảy sinh nhiều biến hoá lớn, chữ viết nảy sinh nhiều nét thay đổi. Đến thời Đông Hán, lệ thư đã hình thành nhiều phong cách.
Khải thư
Khải thư (Trung văn phồn thể: 楷書; Trung văn giản thể: 楷书; bính âm: kǎishū), còn gọi là chân thư (真書), chính khải (正楷), khải thể (楷體) và chính thư (正書), là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất (xuất hiện khoảng giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy và phát triển thành phong cách riêng vào thế kỷ 7 CN),[1] do đó đặc biệt phổ biến trong việc viết tay và xuất bản hiện đại (chỉ sau các kiểu chữ Minh thể và gothic sử dụng riêng trong in ấn).
Hành thư
Hành thư (行書) là một phong cách viết chữ Hán bắt nguồn từ thảo thư. Tuy nhiên, vì nó không quá tháu như thảo thư cho nên dễ đọc hơn, và hầu hết những người đọc được khải thư cũng đều có thể đọc được hành thư. Một trong những nhà thư pháp nổi tiếng nhất viết theo lối hành thư là Vương Hi Chi thời Đông Tấn.
Xem thêm Cách học 24 bộ thủ và 7 quy tắc vàng dạy viết cơ bản.
Chúc tiến bộ.