Các cách ghép từ tiếng Trung

Ghép Chữ Căn Bản

a) Từ ghép

Ta có bốn cách ghép từ thông dụng giữa Danh từ, Tính từ và Động từ

1/ Tính + Danh

Khi ghép một tính từ với một danh từ theo thứ tự trên ta tạo ra một từ mới có Quan hệ bổ nghĩa. Tính từ đóng vai trò bổ nghĩa cho danh từ.

古人 今人 光日 明月
Cổ nhân

Người đời xưa

Kim nhân

Người đời nay

Quang nhật

Mặt trời sáng

Minh nguyệt

Mặt trăng tỏ

 

2/  Động+Danh

Thay vì dùng tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì ta có thể dùng động từ để bổ nghĩa.

行客 行理 飛機 往年
Hành khách

Người đi đường

Hành lý

Đồ đạt của người đi

Phi cơ

Máy bay

Vãng niên

Năm qua/ngoài

 

3/ Danh + Động

Khi đặt động từ sau danh từ ta có quan hệ tạo cú. Từ mới hình thành có nghĩa như một câu (cú 句) hoàn chỉnh.

人行 馬走 鳥飛 花開
Nhân hành

Người ta đi

Mã tẩu

Con ngựa chạy

Điểu phi

Con chim bay

Hoa khai

Hoa nở

 

4/ Danh + Tính

Đây cũng là quan hệ tạo cú. Thay vì dùng động từ thì ta dùng tính từ sau danh từ.

人大 人小 日光 月明
Nhân đại

Người (thì) lớn

Nhân tiểu

Người (thì) nhỏ

Nhật quang

Mặt trời (thì) sáng

Nguyệt minh

Trăng (thì) tỏ

山高 天青 地大 水深
Sơn cao

Núi cao

Thiên thanh

Trời xanh

Địa đại

Đất rộng

Thủy thâm

Nước sâu

 

5/ Dùng Gia từ

Một cách ghép từ rất thông dụng khác là dùng một số từ cố định (ta gọi là gia từ) rồi ghép các từ khác vào trước nó để tạo thành danh từ mới nhưng có ý nghĩa tổng quát, thường dùng để chỉ người. Cấu trúc thông dụng:

Danh/Tính/Động + Gia từ (giả,tử, nhân …)

行者 作者 兒子 君子 文人 詩人
Hành giả Tác giả Nhi tử Quân tử Văn nhân Thi nhân

 

Khi chuyển sang Tiếng Việt thì chỉ có cấu trúc 1/Tính + Danh (quan hệ bổ nghĩa) là dịch ngược danh từ trước rồi tới tính từ. Bốn cấu tạo ghép còn lại ta vẫn giữ nguyên thứ tự (cấu trúc 2/Động + Danh ta vẫn giữ nguyên thứ tự đối với các từ Hán Việt thông dụng).

 

b) Từ kép

1/ Danh + Danh

Bổ nghĩa 天子 人 心 羊足 牛足
Thiên tử

Vua (con trời)

Nhân tâm

Lòng người

Dương túc

Chân con dê

Ngưu túc

Chân con bò

Đẳng lập 兵刀 刀兵 山水 山河
Binh đao

(chiến tranh)

Đao binh

(chiến tranh)

Sơn thủy

Núi (và) nước

Sơn hà

Núi (và) sông

Đối Lập 天地 父母 男女 陰陽
Thiên địa

Trời đất

Phụ mẫu

Cha mẹ

Nam nữ

Trai gái

Âm Dương

Âm dương

Thứ bậc 老少 父子 兄第 君臣
Lão thiếu

Già trẻ

Phụ tử

Cha con

Huynh đệ

Anh em

Quân thần

Vua quan

Một số từ kép có quan hệ đẳng lập có thể hoán đổi vị trí, một số khác thì không hoán đổi mà dùng theo thói quen đã thông dụng từ lâu.

Quan hệ Đối lập về ngữ nghĩa như thường viết có tính chất thứ bậc.

 

2/ Tính + Tính

Khi ghép hai tính từ  thì tạo các một tính từ mới có các nghĩa như sau:

Đẳng lập 公平 清白
Công bình

Công bằng

Thanh bạch

Trong sạch

Đối lập 成敗 貴賤
Thành bại

Nên thua

Qúi tiện

Sang hèn

Nhấn mạnh 光明 富貴
Quanh minh

Sáng tỏ

Phú Quý

Giàu sang

 

3/ Động + động

Hai động từ cũng hay đi chung với nhau tạo thành động từ kép. Động từ kép có ba quan hệ ngữ nghĩa sau:

Tương đồng 作合 合作
Tác hợp Hợp tác
Tương phản 往來 生死
Vãng lai Sinh tử
Tương trợ 收回 分别
Thu hồi Phân biệt

Ba cách gọi trên tương ứng với cách gọi: Đẳng lập (tương đồng), Đối lập (tương phản) và Nhấn mạnh (tương trợ) của tính từ kép.

 

4/ Điệp tự

Trong tiếng Hán rất hay dùng phép điệp tự (lặp lại một chữ) để tạo ra từ mới. Chúng thường dùng như trạng từ hay tính từ.

 

睊睊 Quyến quyến Liếc nhìn nhau
洒洒 Sái sái Rõ ràng mạch lạc
油油 Du du Cuồn cuộn chảy
芒芒 Mang mang Ngây ngô
欣欣 Hân hân Hớn hở
年年 Niên niên Hằng năm

 

c) Từ nhiều tiếng

c1) Quan hệ bổ nghĩa

Ghép từng cặp:

國家 quốc gia
文明 văn minh
文明國家 văn minh quốc gia

 

大戰 đại chiến
世界 thế giới
世界大戰 thế giới đại chiến

 Ghép nhiều tiếng:

   sử
文明    văn minh sử
人類文明史    nhân  loại văn minh sử

Ví dụ khác:

漢語教程  Hán ngữ giáo trình
漢文教科書  Hán văn giáo khoa thư

  

c2) Quan hệ kết cấu

a) Dùng Giới Từ Danh + Giới: thường tạo ra quan hệ bổ nghĩa

家中 Gia trung  Trong nhà > 在家 Tại gia trung  Ở trong nhà
室內 Thất nội  Trong nhà > 入室 Nhập thất nội  Vào trong nhà
珞上 Lộ thượng  Trên đường > 大珞 Đại lộ thượng  Trên đường cái

Các cụm từ (danh+ giới) tạo ra một nghĩa chỉ nơi chốn; các chữ 在tại (giới) 入nhập (động) và 大đại (tính) thêm vào bổ nghĩa cho cụm từ ấy. Cách dùng này rất phổ biến trong tiếng Hán. Ví dụ khác:

Thủy trung ngư        Cá trong nước
人面 Nhân diện thượng  Trên mặt người
匿穴 Nặc huyệt trung     Trốn trong hang

 

Giới + Danh: thường tạo ra quan hệ tạo cúSo sánh: 

Danh +Giới   Giới + Danh
Lâu thượng    Trên lầu > Thượng lâu  Lên lầu
城下 Thành hạ       Dưới thành > 下城 Hạ thành     Chiếm thành
心中 Tâm trung    Trong lòng > 中心 Trung tâm   Ở chính giữa

 

 b) Dùng Trạng Từ: Trạng từ sử dụng rất linh hoạt trong câu cũng như trong việc kết hợp với từ khác. Dưới đây là hai cấu trúc sử dụng trạng từ theo chức năng chính của nó là bổ nghĩa cho động từ, tính từ và trạng từ khác. 

Trạng + Động   Khả dụng  (có thể dùng được)
    Vị lai  (chưa lại, chưa tới)
    有青山 Tiền hữu thanh sơn  (phía trước có núi xanh)
    絕重其人  Tuyệt trọng kỳ nhân  (rất trọng người ấy)

Lưu ý: cấu trúc Động + Trạng cũng hay thường dùng

飯後 Phạn hậu (sau khi ăn)
飯後出門 Phạn hậu xuất môn (sau khi ăn ra cửa)

 

Trạng + Tính   Tuyệt mỹ  (rất đẹp)
    Tối hảo  (rất tốt)
       
Trạng + Trạng   未可知也 Vị khả tri dã   (chưa thể biết được)
    非不高也 Thành phi bất cao dã  (thành chẳng phải là chẳng cao)

Thành tựu không đến từ sự thờ ơ, mộng ảo và ý chí cùn mà đến từ bàn tay, khối óc luôn miệt mài tranh đấu với thời gian.