Lúc này mình bắt đầu viết nhiều. Khi lao động nghiêm túc, chúng ta có xu hướng tự hoàn thiện để tạo ra sản phẩm tốt hơn. Lao động còn sinh sáng tạo.

Tạm coi các bài viết của mình là sản phẩm cá nhân. Các sản phẩm của mình là văn bản tiếng Việt.

 

Bài này mình chia sẻ một số tài liệu để chúng ta, người Việt, học lại tiếng Việt để hoàn thiện và gìn giữ tiếng Việt.

 

“Theo GS-TS Ngô Như Bình, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phát triển ở trình độ cao, hoàn toàn có đủ khả năng diễn đạt các khái niệm và các sắc thái tình cảm, thực hiện các chức năng xã hội từ giao tiếp hằng ngày đến giảng dạy trong nhà trường, công cụ truyền tin của các phương tiện thông tin đại chúng, ngôn ngữ sáng tác văn học và thơ ca.” – báo Thanh Niên

 

Xem chỉ với 5 chữ với các dấu câu mà tiếng Việt mình viết được đến 23 câu mang nghĩa khác nhau, thấy tiếng mình cao cấp thế nào.

 

Nhớ hồi đầu năm 2018 có đề án Cải tiến chữ quốc ngữ của giáo sư Bùi Hiền đã làm dậy lên một làn sóng dư luận xôn xao, hầu hết là phê phán, chê bai. Mọi người mong muốn giữ gìn sự trong sáng và bản sắc của tiếng Việt truyền thống. Mình không đưa ra ý kiến nào về vấn đề này. Ngôn ngữ là sinh ngữ, nó sống và phát triển.

 

Tiếng Việt có quá trình lịch sử hình thành khá phức tạp, pha trộn mà đặc trưng, là tài sản văn hóa vô giá. Các ngôn ngữ khác cũng có bản sắc riêng, đều nên được trân trọng và bảo tồn.

Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của các tiện ích công nghệ, ngôn ngữ có phần bị ảnh hưởng. Ít ai ý thức học tập để sử dụng tiếng Việt một cách thuần khiết và đúng đắn, nhất là với văn bản viết.

 

Bản thân mình sử dụng tiếng Việt cũng chưa đạt chuẩn, chuẩn ở đây mỗi người tự đặt ra. Ai cũng có trải nghiệm hãnh diện và thích thú khi mình nói hoặc viết ra gì đó hay ho.

 

Lúc nhỏ mình từng rất thích môn ngữ văn, dù lớn lên học về kỹ thuật. Nếu được trở lại, mình sẽ học ngôn ngữ hoặc văn chương. Giờ để dành việc đó khi về già vậy. Khi học về các phép tu từ như: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, thậm xưng, so sánh, chơi chữ… mình cảm thấy rất thú vị. Bản thân từng từ tượng hình và tượng thanh cũng như một sinh vật sống, biết kêu biết chạy. Ngôn ngữ là di sản tuyệt vời nhất của nhân loại.

 

Mình đặc biệt thích thơ. Trong thơ, từ vựng tiếng Việt được chắt lọc và gọt dũa, rồi được tác giả tỉ mĩ lắp lên bộ khung cấu trúc để làm thành các thể thơ như tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, đường luật, tự do… Mỗi bài thơ hay là một tác phẩm nghệ thuật, từng chữ từng câu hòa lại vẽ lên được cả bức tranh, tạo ra được bản nhạc và chạm được tới từng ngõ ngách sâu kín của tâm hồn.

Các bạn thích thơ đọc ở thica.net

 

Tự nhiên nhớ đến một đoạn thơ do nhà báo Hoài Nhân viết tặng, Nhân yêu văn, yêu tiếng Việt và chọn báo chí. Đoạn này Nhân tặng mình khi học lớp 11, khi xa nhà lên tỉnh học.

“Tôi xa nhà

Xa tuổi thơ tôi

Xa lời gió à ơi

Ru hàng dừa say ngủ

Xa những đứa bạn cũ

Gương mặt non nớt

Buồn vui, chân chất

Con diều nào không bay lên từ đất

Chở mơ ước vào ngạo nghễ mây cao

Tôi xa nhà

Xa những vì sao

Xa những đêm bên mái hiên lành lạnh

Lặng nhìn trời sao lung linh lấp lánh

Hơn một lần thử chạm bàn tay

…”

 

Bài này mình đọc qua vài lần và thuộc mãi, thuộc nhiều bài thơ khác nữa. Tiếng Việt nó thân thương và gần gũi, đơn sơ mà đẹp đẽ, dễ đi vào lòng.

Mình nói rất dở nên giờ tập viết, người đọc mình sẽ hiểu mình hơn.

Phiêu quá rồi, quay lại thôi. Các bạn làm việc nhiều với văn bản và yêu thích tiếng mẹ đẻ muốn trao dồi thêm thì dùng các tài liệu ở dưới để học.

 

Các tài liệu này của thầy cô khoa sư phạm đại học Cần Thơ biên soạn.

 

TING VIT THC HÀNH – Chim Van Be

Gồm 4 chương: rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản, rèn luyện kỹ năng viết câu, rèn luyện kỹ năng dùng từ và rèn luyện chính tả

 

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT – Nguyn Văn N, Huỳnh Th Lan Phương 

Gồm 3 chương:

  • Mở đầu về phong cách học
  • Các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt
  • Đặc điểm tu từ của các phương tiện ngôn ngữ tiếng Việt

 

NGỮ PHÁP VĂN BẢNNguyn Hu Cnh

Gồm: mấy vấn đề chung, mấy vấn đề cụ thể (xem chi tiết trên đề cương)

 

TỪ VỰNG TIẾNG VIỆTNguyn Th Thu Thy

Gồm 4 chương:

  • Các đơn vị từ vựng tiếng Việt xét về mặt cấu tạo
  • Ý nghĩa của từ
  • Mỗi quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hệ thống
  • Các lớp từ vựng tiếng Việt

 

NGỮ ÂM TIẾNG VIỆTkhoa sư phm đi hc Cn Thơ

Gồm: giáo trình văn họcngữ âm tiếng Việt

 

Sách: CHÚNG TÔI TẬP VIẾT TIẾNG VIỆT của Nguyễn Hiến Lê

Sách: QUY TẮC CÚ PHÁP TIẾNG VIỆT

Người Việt ở nước ngoài có thể vào trang Tiếng Việt thực hành của Trần Văn Minh để tải sách học tiếng Việt cho con trẻ học, để giữ cái gốc của mình. Tải ở đây cũng được.

Chúc tiến bộ.

 

Thành tựu không đến từ sự thờ ơ, mộng ảo và ý chí cùn mà đến từ bàn tay, khối óc luôn miệt mài tranh đấu với thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *