Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học (trích dẫn)

Năm ngoái mua được cuốn Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học – tác giả James M. Banner, Jr. và Harold Cannon. Trên bìa sách ghi là “Nếu bạn là nhà giáo hoặc có ý định trở thành nhà giáo, hãy xem cuốn sách này như người bạn đồng hành suốt đời” – Community College Journal, làm mình tò mò và mua về đọc.

 

Đây đúng thực nên là quyển sách gối đầu cho những ai theo nghề bút bảng, mình từng dạy gia sư một số năm và bắt gặp được những gì đề cập trong từng câu chữ rất là gần gũi. Mỗi nhà giáo nên có một quyển và nên thường đọc lại để ngẫm ra nhiều điều nhằm hoàn thiện mình hơn. Nghề giáo là nghề cao quý, xã hội hiện đại thay đổi đến đâu thì trong nhận thức của mình nó vẫn vậy.

 

Thông tin về sách ở đây. Bản tiếng Anh ( The Elements of Teaching) ở đây.

Sau đây là một số trích dẫn từ sách về 9 yếu tố: học tập, uy quyền, đạo đức, trật tự, trí tưởng tượng, lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn, tính cách, niềm vui.

 

1. HỌC TẬP

Giáo viên luôn phải là người ham học hỏi và có thái độ tích cực về việc học tập của học trò.

  • Học hỏi có nghĩa là biết và nắm vững được một môn học
  • Học hỏi là hiện thân của chính việc học hỏi
  • Học hỏi cần bắt kịp với môn học
  • Học hỏi truyền đạt được tinh thần và tình yêu học hỏi đến người khác
  • Học hỏi có nghĩa là phải biết cởi mở với tri thức của những người khác, nhất là của chính học sinh của mình
  • Học tập cho ta cơ sở để suy nghĩ độc lập
  • Học tập biện minh cho học tập

 

2. UY QUYỀN

Uy quyền trong dạy học là việc có thể gây ảnh hưởng chính đáng đến người khác.

  • Muốn có uy quyền cần phải có bầu không khí học tập nghiêm túc
  • Muốn có uy quyền phải nắm vững được môn học
  • Uy quyền là một vấn đề thuộc về tác phong, cách cư xử và sự hiểu biết
  • Phải giành lấy và tích lũy uy quyền
  • Uy quyền thúc đẩy học sinh có thêm khát vọng
  • Uy quyền đòi hỏi phải có khoảng cách nhất định giữa giáo viên và học sinh
  • Uy quyền đòi hỏi phải có sự khác biệt rõ ràng giữa tư thế của giáo viên và học sinh

 

3. ĐẠO ĐỨC

Trong việc dạy học, đạo đức có nghĩa là đặt sự thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của học sinh lên trên sự thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của bất cứ ai khác.

  • Nguyên tắc đầu tiên của việc dạy học có đạo đức là không làm hại học sinh
  • Đạo đức trong dạy học đòi hỏi sự chú tâm đặc biệt đến quyền lợi của học sinh
  • Đạo đức trong dạy học có nghĩa là đặt ra những tiêu chuẩn và ước vọng cao và gây được cảm hứng cho học sinh đạt được những tiêu chuẩn và ước vọng đó
  • Đạo đức trong dạy học là hiện thân của các nguyên tắc dạy học
  • Dạy học có đạo đức tức là dạy các nguyên tắc đạo đức
  • Đạo đức trong dạy học có nghĩa là phải thừa nhận học sinh cũng có trí tuệ, cách sống, và niềm tin của riêng họ
  • Đạo đức trong dạy học đòi hỏi phải xem xét đến những quna điểm khác nhau nhưng vững chắc của học sinh

 

4. TRẬT TỰ

Việc dạy học có hiệu quả đòi hỏi rằng khi học sinh đánh mất sự ổn định của chính mình thì cần phải có một thứ trật tự bên ngoài áp đặt lên họ để cho trật tự bên trong  họ được phát triển.

  • Trật tự cần sự tác động của uy quyền
  • Trật tự phát sinh từ tài lãnh đạo của giáo viên
  • Trật tự đòi hỏi việc học tập phải có định hướng và động lực
  • Trật tự có nghĩa là sự tĩnh lặng trong lớp học
  • Trật tự bao hàm kỷ luật
  • Kỷ luật phải được chấp nhận là một điều tốt đẹp
  • Trật tự yêu cầu giáo viên phải nêu gương tốt
  • Trật tự đòi hỏi phải duy trì các tiêu chuẩn hợp lý

 

5. TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Các giáo viên giỏi phần nào có khả năng tưởng tượng chính mình ở vào chỗ đứng của học sinh và rồi giúp những học sinh đó tưởng tượng được ra chính họ ở những thời gian, địa điểm và hoàn cảnh khác mà ngay bây giờ họ chưa nhận thấy và phần lớn là chưa hề có kinh nghiệm.

  • Trí tưởng tượng trong dạy học bắt đầu với niềm tin là kiến thức có thể chuyển giao được
  • Các giáo viên giàu óc tưởng tượng tự tìm được cách cải thiện việc học tập
  • Có óc tưởng tượng có nghĩa là hình dung ra được tương lai của học sinh
  • Óc tưởng tượng tiên đoán được nhu cầu và phản ứng của học sinh
  • Việc trình bày những chủ đề học tập được cải tiến và trở nên dễ dàng bằng óc tưởng tượng
  • Có óc tưởng tượng trong dạy học có nghĩa là sáng tạo một cách thành công
  • Óc tưởng tượng gây ngạc nhiên và thích thú cho việc dạy học

 

6. LÒNG TRẮC ẨN

…”một mối quan tâm sâu xa đến học sinh xuất phát từ trái tim cũng như đầu óc, một ước muốn khó cưỡng lại trong việc giúp đỡ những người trẻ tuổi vượt qua được những yếu kém tự nhiên của mình và xua tan sự ngu dốt của con người.”

  • Lòng trắc ẩn đòi hỏi giáo viên phải biết được học sinh mình là ai
  • Lòng trắc ẩn đòi hỏi phải đeo bám một tiêu chuẩn cao
  • Lòng trắc ẩn đòi hỏi giáo viên phải tự đặt mình vào chỗ đứng của học sinh
  • Lòng trắc ẩn làm cho người ta thích thú khi được tán thưởng và nuốt trôi được việc sửa chữa các lỗi lầm
  • Lòng trắc ẩn yêu cầu phải tránh ưu ái cho riêng một người nào
  • Lòng trắc ẩn khiến cho giáo viên phải thừa nhận những phấn đấu của học sinh
  • Lòng trắc ẩn nghĩa là phải làm việc toàn tâm, toàn ý
  • Lòng trắc ẩn thể hiện rõ ràng trong sự tận tâm bền bỉ với tương lai của từng học sinh

 

7. SỰ KIÊN NHẪN

Sự kiên nhẫn cần đến sự kiềm chế, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì dõi theo việc mà họ hy vọng người khác hiểu được những gì họ dạy.

  • Lòng kiên nhẫn cho học sinh đủ thời gian cho việc học tập
  • Lòng kiên nhẫn quan tâm xem xét đến những yếu đuối của tuổi trẻ
  • Lòng kiên nhẫn chịu đựng được những kẻ ngu dạy một cách vui vẻ
  • Giáo viên phải nêu gương về lòng kiên nhẫn
  • Lòng kiên nhẫn phải luôn luôn giữ mục tiêu trong tầm ngắm
  • Lòng kiên nhẫn tưởng thưởng cho bản thân

 

8. TÍNH CÁCH

Giáo viên phải mang con người riêng của mình vào công việc chứ không phải con người nào đó được tạo ra.

  • Tính cách trong dạy học của một giáo viên phải chân thật
  • Tính cách phải kiên định
  • Tính cách có nghĩa là phải có lòng nhân đạo và thừa nhận những sai sót và lỗi lầm
  • Tính cách đòi hỏi phải hòa đồng
  • Tính cách phải chín chắn theo tuổi tác
  • Tính cách phải khác biệt và đặc thù

 

9. NIỀM VUI

Phần lớn giáo viên dạy học vì nó đem đến cho họ sự hài lòng sâu sắc nhất.

  • Niềm vui có nghĩa là phải tạo ra một không khí mà trong đó học sinh thấy vui vẻ khi học tập
  • Niềm vui đòi hỏi phải để trí khôn của người khác tỏa sáng
  • Niềm vui khiến cho giáo viên bộc lộ được những thú vui riêng và sự thích thú của họ trong việc dạy và học
  • Niềm vui có nghĩa là việc phải thừa nhận những khó khăn và những thú vui trong việc học tập
  • Niềm vui đến từ việc được chứng kiến sự thành công của những học trò cũ khi năm tháng trôi qua

 

Chúc tiến bộ.

Thành tựu không đến từ sự thờ ơ, mộng ảo và ý chí cùn mà đến từ bàn tay, khối óc luôn miệt mài tranh đấu với thời gian.