Chọn Lựa Tài Nguyên Học Ngoại Ngữ Hiệu Quả Với Bạn

lua chon tai nguyen hoc tieng anh hieu qua

 

Thông tin có một tác hại rất rõ ràng: làm đánh mất sự tập trung của người tiếp nhận. Do đó, sự giàu có của thông tin bòn rút sự chú ý và ta cần phân bổ sự chú ý một cách hiệu quả giữa núi thông tin đồ sộ dễ làm ta phân tâm.

Herbert Simon

Việc học ngoại ngữ chưa bao giờ dễ dàng hơn ngày nay với sự ra đời của mạng internet và kỹ thuật công nghệ: các ứng dụng, podcast (kênh cung cấp các bài audio về nhiều chủ đề, đa phần miễn phí), phim ảnh, loạt phim truyền hình, blog, các website, radio, game, phần mềm, sách giáo khoa; tất cả đều sẵn có chỉ với một cú click chuột.

 

Ngoài vô số lợi ích, sự phong phú cũng gây bất lợi: với sự dồi dào thông tin như vậy, chúng ta bị ngợp, mặt khác khiến chúng ta khó khăn hơn trong việc chọn lựa các tài nguyên học tập hiệu quả và khó khăn hơn trong việc tập trung cao độ để học ngoại ngữ thành công.

 

Không có gì lạ khi chúng ta cảm thấy rất phấn khích khi bắt đầu học một ngôn ngữ. Chúng ta muốn mua tất cả sách, tất cả các ứng dụng học tập, tất cả các phần mềm mới nhất và tốt nhất có thể, chúng ta muốn đọc tất cả các trang blog viết về học ngoại ngữ. Việc bỏ thời gian, công sức và tiền bạc cho chúng ta có cảm giác tốt về bản thân.

 

Chúng ta tự tán thưởng, sao nhãng dần rồi quay trở lại công việc thường ngày và đôi khi quên mất mục đích ban đầu của việc đầu tư tài liệu của mình. Thật đáng báo động?

Tôi từng viết bài: Tại sao bạn không nên tìm nhiều tài liệu tiếng Anh? Hôm nay sẽ đi sâu hơn vào vấn đề này.

 

Một từ khuyên bạn: TẬP TRUNG

Trước nhất, bạn phải nhận thức được trình độ mình ở mức nào đối với ngôn ngữ bạn đang học: sơ cấp, trung cấp hay cao cấp. Điều này quan trọng bởi vì cách thức học và thực hành sẽ rất khác nhau ở mỗi cấp độ. Một người học ngoại ngữ hai năm ròng và có thể trò chuyện tốt bằng tiếng Anh có cách học khác hơn rất nhiều so với người chỉ mới bắt đầu và bì bõm “hello”.

 

Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều người nản, mất phương hướng vì không nhận thức được điều này. Bạn thường nghe lý do đơn giản này một cách nhan nhản: không biết bắt đầu học từ đâu? Học chương tình gì? Học thấy dễ quá mà nâng cao xíu sao lạ và khó quá? Lý do nằm ở đây: chưa xác đinh được trình độ hiện tại của mình.

 

Thứ hai, dựa theo ý một nêu trên, ở giai đoạn đầu học ngoại ngữ bạn chỉ nên tập trung vào một hoặc hai tài liệu hoặc phương pháp. Đơn giản đó sẽ là sự phung phí thời gian, tiền bạc và công sức để mua sắm, tìm kiếm, tải về khi bạn chỉ mới bắt đầu. Giống như sắm cả một kho súng hiện đại khi bạn chỉ vừa biết bún dây thun.

 

Tất nhiên, khi bạn cảm thấy tài liệu bạn chọn không phù hợp và nhàm chán với cách học của bạn, hãy thử cái khác.

Nhưng đừng rơi vào cái bẫy mua trước một mớ tài liệu khi còn chưa biết tài liệu đó như thế nào, đừng mua khi chưa tìm hiểu để sau đó chỉ dành để ngó (bạn từng như vậy chưa?). Có một núi tài liệu phong phú có giúp bạn học tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả nhân lên? Thường là ngược lại. Như Herbert Simon đã nói: “sự giàu có của thông tin bòn rút sự chú ý và ta cần phân bổ sự chú ý một cách hiệu quả giữa núi thông tin đồ sộ dễ làm ta phân tâm.”

 

Trước khi đi tiếp để chia sẻ một số thông tin về tài liệu hữu ích cho các bạn, hãy ghi nhớ: Chỉ khi bạn đạt cấp độ trung cấp trở lên ở ngôn ngữ bạn đang học theo tiêu chuẩn Châu Âu hình dưới), bạn mới nên đa dạng hóa nguồn tài liệu học của mình.

5-17-2018 4-06-45 PM

 

Khi bạn đạt trình độ này, việc đa dạng hóa tài liệu là một nhu cầu tự nhiên. Bạn sẽ hiểu được phim ảnh, báo, nhạc, các tài liệu chuyên môn bạn thích… ở một mức độ chắc chắn nào đó. Việc đa dạng hóa này làm gia tăng sự hào hứng. Nghĩa là bạn biết nấu ăn với một số nguyên liệu thiết yếu rồi, đến lúc vừa học thêm, vừa xào nấu, sáng tạo.

Bạn kiểm tra trình độ của mình ở đây.

 

BẠN SẼ CHỌN TÀI LIỆU / PHƯƠNG PHÁP NÀO?

Bạn là người có hiềm khích với ngữ pháp? Bạn thích học với tài liệu màu sắc, đẹp đẽ hay chỉ quan tâm về con chữ nội dung? Bạn thích học các mẫu hội thoại hay thích nghiền ngẫm danh sách từ vựng và chăm chỉ luyện ngữ pháp? Bạn có nhiều hay ít thời gian tự học ở nhà? Một số câu hỏi này bạn cần tự vấn mình.

 

Lấy tôi ví dụ, tôi không thích cách học vùi đầu luyện ngữ pháp và cặm cui học danh sách từ vựng. Do đó, giai đoạn đầu tôi học bằng phương pháp Pimsleur, phương pháp này được xây dựng để học chủ yếu bằng tai và lặp lại, tôi học lúc đi xe buýt, đi bộ, làm việc tay chân trong nhà. Tôi vừa nghe vừa lẩm nhẩm đọc theo cho giống.

 

Kết hợp với đó là phương pháp Assimil (phương pháp nhập tâm, đọc đi đọc lại mà không cần chú tâm ghi nhớ) khi tôi có ít thời gian ngồi để đọc. Cặp phương pháp này hiệu quả với tôi vì chúng bổ trợ tốt: một dùng để học khi di chuyển, một để học khi có điều kiện yên tĩnh và thoải mái như ở nhà chẳng hạn. Tôi học theo kiểu quy nạp, để ngôn ngữ thấm vào mình một cách tự nhiên.

Nếu bạn thích học kiểu truyền thống một tí, có bao gồm ngữ pháp, danh sách từ, bảng động từ và những dạng tương tự vậy hãy học Colloquial hay Living Language. Nếu bạn học theo kiểu quy nạp, với ít ngữ pháp, học theo Assimil phía trên.

 

Bạn yêu thích học bằng tai như tôi hãy học Pimsluer hay Michel Thomas. Nếu bạn đang ở mức đọ trung cấp và muốn nâng cao hơn nữa, học để hiểu sâu sắc ngoại ngữ, học A Guide to Contemporary Usage. Nếu bạn cảm thấy không hào hứng với các tài liệu, có một phần mềm rất nổi tiếng dành cho bạn Rosetta Stone.

 

Mấu chốt là hãy tìm nguồn tài liệu bạn ưng ý nhất, nghĩa là phù hợp nhất và hiệu quả nhất với bạn, bám vào chiến đấu với tài liệu đó. Hình thành thói quen, luyện tính kiên nhẫn và học trọn vẹn.

Một lần nữa, đừng vung tiền, bỏ công bỏ sức mang về một núi tài liệu trước khi tìm hiểu. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi mua, mua rồi hãy dùng xứng đáng, tiền bạc và công sức của bạn mà.

 

Tham khảo thêm: Bạn phù hợp với phương pháp học tiếng Anh nào?

Các phương pháp tôi nêu phía trên, các bạn hãy chủ động search Google và tìm hiểu trải nghiệm.

Source: http://tuhoctienganhhieuqua.com/chon-lua-tai-nguyen-hoc-ngoai-ngu-hieu-qua-voi-ban/

Cố lên. Chúc bạn thành công.

 

Thành tựu không đến từ sự thờ ơ, mộng ảo và ý chí cùn mà đến từ bàn tay, khối óc luôn miệt mài tranh đấu với thời gian.

One thought on “Chọn Lựa Tài Nguyên Học Ngoại Ngữ Hiệu Quả Với Bạn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *