Các chứng chỉ trình độ Hán ngữ

Bài này tổng hợp và giới thiệu một số chứng chỉ năng lực tiếng Trung phổ biến.

 

1. HSK

HSK là gì ?

Hsk là viết tắt của cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi ( 汉语水平考试) là kì thi đánh giá năng lực tiếng Hán. Dành cho đối tượng học tiếng Trung tại Trung Quốc và tại các quốc gia khác trên thế giới.

Các cấp bậc trong kì thi HSK:

HSK cũ có 11 cấp bậc,  hiện nay HSK gồm 6 cấp, tương ứng với trình độ cao dần.

HSK 1- 2 : sơ cấp thấp, chưa được cấp chứng chỉ.

HSK 3- 4 : sơ cấp Trung

HSK 5- 6 : cao cấp.

Đăng kí HSK ở cấp độ nào thì được đánh giá , cho điểm và cấp chứng chỉ ở cấp độ đó (Không đạt thì cũng không được xuống cấp thấp hơn, đạt cao điểm hơn cũng không được đưa lên cấp độ cao hơn)

Chứng chỉ HSK có giá trị trên toàn thế giới và cũng giống như hầu hết các chứng chỉ ngoại ngữ khác, chứng chỉ HSK có hiệu lực 2 năm kể từ ngày cấp.

 

Thi HSK đâu ?

Hiện nay ở Việt Nam có 4 địa điểm tổ chức thi HSK :

– Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên

– Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Tp. Huế

– Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương P4 Q5 Tp. HCM.

Bạn có thể qua các địa chỉ trên làm thủ tục đăng kí thi HSK, đến ngày thi bạn đến địa điểm đó thi HSK. Có rất nhiều bạn đăng kí nhiều địa điểm thi HSK khác nhau , theo thời gian khác nhau để có thêm cơ hội đậu HSK .

 

Hằng năm, thông thường sẽ có 2 đợt thi HSK (một đợt vào giữa năm và một đợt vào cuối năm) nhưng cũng tùy từng năm mà có sự thay đổi khác nhau (năm 2017 thi 4 đợt thi HSK)

Lệ phí thi của mỗi cấp độ HSK là khác nhau. Cụ thể :

– HSK 1 : 340.000 đồng.

– HSK  2: 460.000 đồng.

– HSK 3 : 570. 000 đồng.

– HSK 4 : 690.000 đồng.

– HSK 5 : 800.000 đồng.

– HSK 6 : 920.000 đồng.

 

Kết cu bài thi HSK ? 

Mỗi bài thi HSK gồm 3 phần cơ bản là : nghe , đọc hiểu và viết. Nếu bạn thi HSK 4-5 phần thi viết sẽ kiểm tra ngữ pháp và điền từ vào chỗ trống còn thi HSK 6 phần viết sẽ là viết bài luận. Ngoài ra, nếu bạn thi cao cấp thì sẽ có cả phần nói. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có phần thi nói này.

Với mỗi cấp độ HSK khác nhau sẽ có những yêu cầu nhất định về trình độ tiếng Trung. Vì thế, để chuẩn bị cho kì thi HSK bạn phải nắm rõ những yêu cầu đó là gì để chuẩn bị thật tốt và có quyết định thi HSK phù hợp với khả năng.

 

HSK 1: (khoảng 150 từ vựng ) có thể hiểu và sử dụng cụm từ và câu tiếng Trung Quốc rất đơn giản, đáp ứng nhu cầu cơ bản để giao tiếp và có khả năng tiếp tục học tập tiếng Trung. Tổng điểm 120 điểm được coi là đạt.

HSK 2: ( khoảng 300 từ vựng ) Có thể nắm bắt tốt tiếng Trung cơ bản và có thể giao tiếp đơn giản và đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi trực tiếp các thông tin về những vấn đề quen thuộc hàng ngày.

HSK 3: ( khoảng 600 từ vựng) Có thể giao tiếp bằng tiếng Trung ở mức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, học tập và nghề nghiệp của mình. Tổng điểm 180 được coi là đạt.

HSK 4 : ( khoảng 1200 từ vựng) Dành cho những người có khả năng bàn luận về những vấn đề và có thể giao lưu với người Trung Quốc ở mức độ cao. Tổng điểm 180 được coi là đạt.

Mỗi bài thi HSK 4 kéo dài 105 phút ( nghe 30 phút, đọc – hiểu 35 phút, viết 25 phút, 5 phút cuối dành cho thí sinh điền thông tin và 10 phút điền vào tờ đáp án)

HSK 5 : ( khoảng 2500 từ vựng ) Dành cho những ai có thể đọc báo và tạp chí tiếng Trung, xem hiểu phim Trung Quốc và có khả năng viết những đoạn văn dài bằng tiếng Trung.

Một bài thi HSK 5 kéo dài 125 phút ( Nghe 30 phút, đọc- hiểu 40 phút, viết 40 phút) . Tổng điểm 180 được coi là đạt.

HSK 6 : ( ít nhất 5000 từ vựng ) Dành cho những ai có thể dễ dàng trao đổi thông tin bằng tiếng Trung và có thể diễn giải ý tưởng của mình qua bài viết luận. Tổng điểm 180 điểm được coi là đạt.

 

Thi HSK có khó không ? 

Rất nhiều bạn yêu thích tiếng Trung và khi mới bắt đầu học tiếng Trung đều có chúng câu hỏi là học tiếng Trung trong bao lâu thì có thể giao tiếp được? Muốn đi làm thì cần HSK cấp mấy ? Thi HSK có khó không ?

Câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp là HSK 5. Đây là điều kiện cần để những bạn không có bằng Đại học chuyên ngành tiếng Trung có thể xin việc bằng tiếng Trung. Hầu hết các trường Đại học tại Trung Quốc đều yêu cầu đầu vào là bằng HSK 4 đối với bậc Đại học và HSK 5 đối với Thạc sĩ.

Nếu bạn chỉ cần giao tiếp cơ bản ở mức độ nói về những chủ đề sinh hoạt ngày thường thì chỉ cần khoảng 400 – 600 từ vựng , tương đương với HSK 2- HSK 3. Tất nhiên, nếu bạn muốn chứng tỏ khả năng và muốn xin được một công việc với mức thu nhập cao thì HSK 6 càng cận điểm tuyệt đối 300 điểm càng tốt.

 

Vy thi HSK có khó không? 

Câu trả lời là không khó cũng không dễ. Nếu muốn học tiếng Trung  và đạt được mức điểm như mong muốn bạn phải nắm chắc vấn đề ngữ pháp trong tiếng Trung.

Có rất nhiều bạn khi học tiếng Trung vẫn còn băn khoăn nên học như thế nào để thi HSK, có nên học luyện thi hay không ? Nếu bạn chưa có nền tảng thì tốt nhất không nên học luyện thi, nên học theo bộ giáo trình Hán ngữ 6 quyển. Nếu bạn học hết  quyển 1, bạn sẽ có số từ vừa đủ với yêu cầu của HSK1 và HSK2 ( khoảng 300 từ ),  hết quyển 2 sẽ có vốn từ khoảng 500- 600 từ đủ cùng với những kiến thức ngữ pháp cơ bản nhất. Nếu bạn đã học hết quyển 3 , bạn sẽ bổ sung thêm được khoảng hơn 400 từ vựng . Học hết hán 4 bạn đã cơ bản có những kiến thức về ngữ pháp tiếng Trung, cũng như khoảng 1500 từ vựng.

Khi đã có nền tảng, bạn bắt đầu tự ôn thi hsk bằng cách làm đề thi thử HSK trên trang web : https://tiengtrung.vn/de-thi-hsk-cac-cap . Đây là cách học hiệu quả nhất so với việc chỉ học các lớp luyện thi HSK . Nếu chưa có kiến thức cơ bản về tiếng Trung mà chỉ làm đề người học bị hạn chế khả năng giao tiếp. Có thể thi đỗ HSK nhưng tính ứng dụng thực tế lại không cao. Ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập sau này.

 

2. TOCFL

Gii thiu 

TOCFL là tên viết tắt của Test of Chinese as a Foreign Language hay còn gọi là Kỳ thi năng lực Hoa ngữ. TOCFL là bộ đề thi được nghiên cứu danh cho những người sử dụng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hoa, được xây dựng từ tháng 8 năm 2001, do ba đơn vị nghiên cứu: Trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan cùng nghiên cứu phát triển. Từ tháng 12 năm 2003 Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ chính thức đưa vào thi cử, và đến nay thí sinh đăng ký dự thi đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới. Để Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ có thể tiến gần đến với tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc tế, để là công cụ đánh giá quốc tế giúp thí sinh đánh giá được năng lực ngoại ngữ của chính mình, từ năm 2008, Ủy ban Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ đã tích cực nghiên cứu Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ phiên bản mới và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2013.

 

Cu trúc đ thi.

Phiên bản mới Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ được chia thành 3 bang 6 cấp. Mỗi lần có thể đăng ký 1 bang bao gồm 2 cấp:

Band A:

Cấp 1 (Cấp Nhập môn)

Cấp 2 (Cấp Căn bản)

Band B:

Cấp 3 (Cấp Tiến cấp)

Cấp 4 (Cấp Cao cấp)

Band C:

Cấp 5 (Cấp Lưu Loát)

Cấp 6 (Cấp Tinh thông)

Mỗi bang bao gồm trắc nghiệm nghe và đọc hiểu, mỗi Bang có 100 câu trắc nghiệm, thời gian thi của mỗi Bang là 120 phút. Thí sinh có thể căn cứ vào tình hình học tiếng Hoa cũng như năng lực tiếng Hoa của mình mà lựa chọn cấp thi thích hợp. Thí sinh có thể lựa chọn thi chữ “Phồn thể” hoặc chữ “Giản thể”.

 

Với cu trúc đ thi TOCFL như sau:

a) TOCFL Nghe

Cấp thi Xem tranh trả lời câu hỏi Đối thoại Đoạn văn Thời gian thi
Đối thoại ngắn Đối thoại dài
Band A (Cấp 1, 2) 25 câu 15 câu 10 câu Khoảng 60 phút
Band B (Cấp 3, 4) 30 câu 20 câu Khoảng 60 phút
Band C (Cấp 5,6) 25 câu 25 câu Khoảng 60 phút

 

b) TOCFL Đc hiu

Cấp thi Câu đơn Xem tranh giải thích Hoàn thành đọan văn Điền vào chỗ trống Đọc hiểu đoạn văn Thời gian thi
Band A (Cấp 1, 2) 20 câu 15 câu 5 câu 10 câu 60 phút
Band B (Cấp 3, 4) 15 câu 35 câu 60 phút
Band C (Cấp 5,6) 15 câu 35 câu 60 phút

 

c) Cách tính đim thi TOCFL

Cấp thi Điểm số thông qua
Nghe Đọc hiểu Tổng cộng
Band A Cấp 1 41 điểm 42 điểm 83 điểm
Cấp 2 60 điểm 60 điểm 120 điểm
Band B Cấp 3 46 điểm 48 điểm  94 điểm
Cấp 4 61 điểm 64 điểm 125 điểm
Band C Cấp 5 50 điểm 52 điểm 102 điểm
Cấp 6 61 điểm 69  điểm 130 điểm

 

Mc đích s dng

Thí sinh sau khi thi xong kỳ thi này, bng đim do y ban Công tác Thúc đy K thi năng lc Hoa ng cp, nếu đim thi đt được cp đ qui đnh, Chng ch do B giáo dc Đài Loan cp, bng đim và chng ch này có th s dng vi mc đích:

  • Chứng minh năng lực tiếng Hoa khi các doanh nghiệp tuyển dụng.
  • Là tiêu chuẩn tham khảo để doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên.
  • Là tiêu chuẩn tham khảo khi các trường Đại học đài Loan chiêu sinh sinh viên
  • Là tiêu chuẩn tham khảo được sử dụng trong các môn học tiếng Hoa của “Hiệp hội chiêu sinh nước ngoài”.
  • Chứng minh năng lực ngoại ngữ khi xin học và xin học bổng các trường Đại học Đài Loan.
  • Chứng minh năng lực ngoại ngữ khi xin “Học bổng Đài Loan” và “Học bổng tiếng Hoa của Bộ Giáo dục”

Bắt đầu từ năm 2012, sinh viên Việt Nam chuẩn bị sang Đài Loan du học, khi xin visa, sinh viên nộp chứng chỉ Năng lực Hoa ngữ hoặc chứng chỉ Anh ngữ quốc tế. Sinh viên học các chương trình học vị bằng tiếng Hoa nên nộp chứng chỉ cấp 2 (cấp Căn bản) trở lên, sinh viên chuẩn bị theo học các  “lớp chiêu sinh sinh viên nước ngoài” nên nộp chứng chỉ cấp 1 (cấp Nhập môn) trở lên, sinh viên theo học tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa của các trường Đại học Đài Loan, nên có chứng chỉ cấp 1(cấp Nhập môn) trở lên hoặc chứng chỉ Anh ngữ quốc tế, có thể tham khảo thêm qui định về visa.

 

Đi tượng d thi

Thích hp đi vi nhng người tiếng m đ không phi là tiếng Hoa. Bt k khi nào mun kim tra trình đ tiếng Hoa ca mình, hoc mun đi du hc, đi làm hoc giao dch thương mi ti nhng nước s dng tiếng Hoa, đu có th đăng ký tham gia.

Band Phân cấp Đối chiếuCEFR Số giờ đã học Vốn từ vựng
Band A Cấp 1 A1 120-240 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính 500 từ
240-480 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính
Cấp 2 A2 240-360 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính 1000 từ
480-720 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính
Band B Cấp 3 B1 360-480 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính 2500 từ
720-960 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính
Cấp 4 B2 480-960 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính 5000 từ
960-1920 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính
Band C Cấp 5 C1 960-1920 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính 8000 từ
1920-3840 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính
Cấp 6 C2 960-1920 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính 8000 từ trở lên
Từ 3840 giờ trở lên học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

 

Lưu ý: CEFR- Khung năng lc ngoi ng chung do cơ quan kho thí đi hc Cambridge và Hi đng Châu Âu.

Đa đim thi

Kỳ thi năng lực Hoa ngữ (TOCFL) định kỳ tổ chức tại Đài Loan một năm hai lần, vào thứ bảy tuần đầu tiên của tháng 5 và tháng 11, hiện tại ở miền Bắc, Trung, Nam của Đài Loan đều có điểm thi.

Tại nước ngoài, hiện tại đã có tổ chức thi tại một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Maylaysia, Mỹ, Canada, Paraguay, Argentina, Anh, Pháp, Ba Lan, Đức, Thụy Sĩ, Nga, Australia, New Zealand, Thụy Điển, Áo, Bỉ. Tại Việt Nam hàng năm tổ chức thi định kỳ hai lần, năm 2014 dự định tổ chức vào tháng 3 và tháng 11 tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn tổ chức riêng cho các trường hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Muốn tổ chức thi riêng, trên nguyên tắc mỗi lần thi phải có ít nhất từ 35 thí sinh trở lên.

 

Đa đim ghi danh và t chc thi ti Vit Nam

a/ Hà Ni: Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04-385808080

0975111888(Ms Hoai Nam)

Email: lihoainam@gmail.com

b/ Đà Nng: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Ngọc, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điện thoại: 0511-3699326

0985272002(Cô Mỹ Hạnh)

Email: hanhdhnn@gmail.com

c/ Thành ph H Chí Minh: Đại học Sư phạm TPHCM

Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Quận 5, TPHCM

Điện thoại: 08-38352020 ext 147(Cô Ngọc Lan)

Email: tocfl.dhsp@gmail.com

 

So sánh HSK và TOCFL

3. HSKK 

HSKK được gọi là: Thi trình độ khẩu ngữ tiếng Trung, mục đích chủ yếu để đánh giá trình độ biểu đạt bằng khẩu ngữ của ứng viên. Thi HSKK bao gồm HSKK sơ cấp, HSKK trung cấp và HSKK cao cấp, được thi dưới hình thức thu âm.

 

ĐI TƯỢNG

HSKK (Sơ cấp): Hướng đến những học viên có thời lượng học tiếng Trung từ 2-3 tiết học mỗi tuần, thời gian học từ 1 đến 2 kỳ học và nắm được khoảng 200 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.

 

HSKK (Trung cấp): Hướng đến những học viên có thời lượng học tiếng Trung từ 2-3 tiết học mỗi tuần, thời gian học từ 1 đến 2 năm học và nắm được khoảng 900 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.

 

HSKK (Cao cấp): Hướng đến những học viên có thời lượng học tiếng Trung từ 2-3 tiết học mỗi tuần, thời gian học từ 2 năm học trở lên và nắm được khoảng 3000 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.

 

TH HNG TRONG HSKK

Các bậc trong HSKK – HSK và (Năng lực Hán ngữ Quốc tế) được đối ứng như trong bảng dưới đây:

 

Thi Trình Đ Khu Ng Tiếng Hán HSKK Thi Trình Đ Hán Ng HSK Năng lc Hán Ng Quc Tế
HSKK(cao cấp) HSK(cấp 6)cấp 5 HSK(cấp 5)
HSKK(trung cấp) HSK(cấp 4)cấp 4 HSK(cấp 3)cấp 3
HSKK(sơ cấp) HSK(cấp 2)cấp 2 HSK(cấp 1)cấp 1

 

Qua từng thứ hạng của HSKK tương đương với từng trình độ cụ thể của khảo sinh như sau:

HSKK (Sơ cấp) khảo sinh có thể nghe hiểu tiếng Hán, đồng thời biểu đạt một cách khá thuần thục trong giao giếp hàng ngày

HSKK (Trung cấp) khảo sinh có thể nghe hiểu Hán ngữ và biểu đạt một cách dễ dàng, dần dần sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ.

HSKK (Cao cấp) khảo sinh biểu đạt Hán ngữ lưu loát, đồng thời bản thân có khả năng phân tích phân tích ngôn từ tốt.

 

KT QU

Thời gian bạn nhận được kết quả là một tháng sau khi thi xong. Thí sinh có thể đăng nhập mạng: www.chinesetest.cn để kiểm tra kết quả. HSKK có hiệu lực dài hạn. Đối với việc dùng HSKK để xin vào học tại các trường đại học tại Trung Quốc thì HSKK có hiệu lực là 2 năm.

HSKK(sơ cấp), HSKK(trung cấp), HSKK(cao cấp)điểm tuyệt đối là 100 điểm, điểm qua là 60 điểm.

 

4 .BCT

Business Chinese Test (BCT)

The New Business Chinese Test (BCT) consists of BCT (A), BCT (B) and BCT Speaking Test.
BCT is an international, standardized exam that focuses on testing non-native Chinese speakers’ abilities to use the Chinese language in the real business or common working environment, and that evaluates the language tasks they are able to complete. Following such a principle as focusing on the use, oriented toward speaking and listening and emphasizing abilities in the workplace, this test aims to resemble the actual situations in the workplace and takes practical contents for communications as the carrier to examine test takers’ abilities to use Chinese to meet the need in the working environment.

Get test reference materials here: http://www.chinesetest.cn/index.do

The research and development of new BCT strictly follows the requirements stated in Standards for Business Chinese Language Competence. The correspondence between new BCT, Standards for Business Chinese Language Competence and HSK is follows:

5. YCT (Youth Chinese Test)

Youth Chinese Test (YCT) là một trong những chứng chỉ tiếng Trung mà nhiều người muốn đạt được tùy theo nhu cầu và mục đích. Tại Việt Nam, YCT không quá phổ biến nhưng vẫn có sự quan tâm nhất định.

YCT là gì?

Đây một bài kiểm tra tiếng Trung quốc chuẩn quốc tế nhằm kiểm tra khả năng ứng dụng tiếng Hoa trong học tập và cuộc sống hàng ngày của học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Các cấp bậc YCT

YCT bao gồm hai phần độc lập: kiểm tra viết và kiểm tra miệng. Bài kiểm tra viết bằng bốn cấp từ YCT-Level 1 đến YCT-Level 4. Kiểm tra miệng bao gồm YCT-Speaking (Basic) và YCT-Speaking (Intermediate) và người thực hiện thi kiểm tra tại chỗ sẽ được ghi lại.

– YCT Cấp I: Người học có thể hiểu và sử dụng các từ và câu tiếng Trung phổ biến, và có thể theo đuổi nghiên cứu thêm về Trung Quốc.

– YCT Cấp II: Người học có thể hiểu và sử dụng một số từ và câu chữ Trung Quốc đơn giản và có thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong các tình huống cụ thể.

– YCT Cấp III: Người học có thể sử dụng tiếng Trung Quốc để thực hành giao tiếp đơn giản và trực tiếp về các chủ đề hàng ngày mà họ quen thuộc và đạt được trình độ xuất sắc đối với người mới bắt đầu Trung Quốc.

– YCT Cấp IV: Người học có thể sử dụng Trung Quốc để giao tiếp thành thạo các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và học tập. Khi đi du lịch ở Trung Quốc, họ có thể xử lý hầu hết các tình huống giao tiếp mà họ gặp phải.

Thí sinh có thể tùy chọn cấp bậc YCT khác nhau để dự thi. (từ http://tiengtrunghsk.vn)

Sưu tầm và tổng hợp từ internet.

 

Thành tựu không đến từ sự thờ ơ, mộng ảo và ý chí cùn mà đến từ bàn tay, khối óc luôn miệt mài tranh đấu với thời gian.